Trường Trần Cao Vân Hành Khúc

Trường Trần Cao Vân Hành Khúc

Tuesday, December 25, 2012

Bằng Lăng - Truyện ngắn Trần Thế Phong


 Trần Thế Phong

Trời Sài Gòn mới vào tháng hai mà nóng như đổ lửa. Buổi chiều lại có những cơn mưa tầm tả nước đổ xuống ào ào, ngập cả đường phố, di chuyển rất khó khăn. Từ miền trung vào đã gần hai tuần mà tôi chưa đi thăm được những người bạn thân còn ở lại. Hôm nay hẹn Trần Thanh Ngọc, một người bạn cùng khóa Thủ Đức bị thương giải ngũ trước năm bảy lăm khoảng 12 giờ trưa chở tôi đến thăm nhà thơ H.N.Th. Trước năm 1975, HNTh là một thầy giáo, một nhà thơ nỗi tiếng mà tôi rất kính n và ái mộ. Đã hai mươi năm mà chưa gặp lại anh. Mặc dù trời nóng bức nhưng đi buổi trưa tránh những cơn mưa lớn và đường sá không bị kẹt xe.
Đúng hẹn, Ngọc đến nhà chở tôi đi. Từ Gò Vấp đến nhà H.N.Th. gần chợ Bà Chiểu cũng mất hơn ba mươi phút.  Khi ngồi lên xe Ngọc nói:
- Ở Việt Nam có bệnh ngủ trưa, giờ nầy là 12 giờ, đến ông Th. chắc còn đang ngủ, mình tìm một quán nhậu lai rai vài chai bia lạnh đợi khoảng 3 giờ đến là vừa. Hôm nay trời quang đãng có lẽ không mưa.
Tôi đồng ý, nhưng nói với Ngọc:
 - Trời Sài Gòn nóng quá thế nầy mà ngồi ngoài trời uống bia đâu có đả, tìm một phòng lạnh ngồi uống bia, nghe nhạc có l thú vị hơn.
Ngọc đồng ý và đề nghị:
 - Phía trước đây khoảng 100 mét có một quán nhậu tên Quê Ta có phòng lạnh, mình vào đó nghen.

Tôi OK.
Quán Quê Ta nằm trên đường Cây Trâm, quận Gò Vấp. Dưới sân có những dãy bàn kê gần những chậu bonsai trông cũng thơ mộng. Trên lầu nhiều phòng có máy lạnh goị là phòng VIP. Bước vào quán, một cô gái khoảng 21, 22 tuổi, mặc áo màu vàng, hở nách, hở cổ, váy màu trắng ngắn hết chỗ ngắn, nở một nụ cười thật tươi chào đón chúng tôi rất thân thiện:
- Mời hai anh vào phòng lạnh nhé.
Ngọc rất sành điệu, nhún vai OK. Cô gái đưa chúng tôi lên cầu thang và gặp một cô gái khác nước da hơi ngăm ngăm, dáng cao cao, mái tóc gợn sóng thả một bên bờ vai thon, có đôi mắt to và đen, mặc áo màu xanh da trời, ngắn tay, cổ hở vừa, mời chúng tôi vào phòng VIP1.
Ngồi vào ghế, tôi hỏi Ngọc:
- Có tươi mát nữa sao?
Tôi biết danh từ "tươi mát" là do thng bạn ở Mỹ nói với tôi, về Việt Nam có nhiều ch “tươi mát” ăn chơi.
Ngọc trả lời:
- Chỉ uống bia và nói chuyện vui thôi, có gì đâu mà ông sợ.
Tôi và Ngọc ngồi vào ghế yên ổn, cô gái cầm trên tay một xấp giấy nhỏ, một cây viết, quyển thực đơn, hỏi chúng tôi:
- Thưa hai chú uống gì?
Ngọc trả lời:
- Cho bia Heinecken chai.
Và hỏi tôi:
- Ông muốn ăn gì?
Tôi bảo Ngọc, ăn gì khô khô, chủ yếu là uống bia nghe nhạc, mình cũng vừa ăn còn no.
Ngọc nói với cô gái:
- Cho một đĩa nai xào lăn và rau muống xào tỏi.
Cô gái đi ra khỏi phòng. Tôi nói với Ngọc:
-  Cô gái nầy cũng xinh đấy chứ, có đôi mắt đẹp, nhìn có vẻ hiền và kín đáo hơn.
Ngọc như tay chơi nhiều kinh nghiệm:
- Mấy cô nầy giả nai tơ chứ cô nào vào làm nghề nầy cũng “loạn xà ngầu” hết cả.
Có tiếng cửa mở, một người con trai đem vào một két bia Heinecken chai và một sô nước đá. Cô gái mặc áo xanh da trời trở vào đem hai ly lớn, hai khăn lanh, và một gói đậu phụng. Cô gái bỏ đá vào ly, khui hai chai bia rót vào hai ly để trước mặt tôi và Ngọc, mời hai chú uống. Ngọc nói sao gọi bằng chú, phải gọi anh, cô gái trả lời rất lễ phép:
 - Cháu tên Bằng Lăng, cháu quen gọi như vậy, và nói tiếp:
 - Hai chú có cần gọi hai em vào ngồi nói chuyện cho vui không?





hoa bằng lăng


Tôi nói, nếu cháu ngồi đây nói chuyện được thì khỏi cần. Bằng Lăng trả lời:
- Nếu hai chú cho phép, nhưng Bằng Lăng không uống được bia chỉ uống nước lọc thôi.   
Ngọc buộc miệng:
- Làm ở đây không uống bia đưọc sao?
- Thưa chú, vì cháu hay bị nhức đầu nên cháu đã thưa trước với khách nên khách không yêu cầu và thông cảm cho cháu. Bằng Lăng trả lời. Ngọc lại hỏi:
- Tên Bằng Lăng là tên thật của cháu hay quán nầy đặt.
- Dạ thưa chú, cô bé trả lời, tên Bằng Lăng là tên thật của cháu, ba cháu đặt cho cháu.
Tôi ngạc nhiên hỏi:
- Ba mẹ cháu sinh ra cháu chắc có nhiều k niệm đẹp nên đặc tên cho cháu hay quá hà.  Cháu có biết bằng lăng là loài hoa có màu gì không?
- Thưa chú, hoa bằng lăng màu tím, nụ nhỏ rất xinh, quê cháu ở Long An rất nhiều hoa bằng lăng. Ba cháu trước năm 1975 là sĩ quan trường Thủ Đức, binh chủng biệt động quân. Năm 1974 bị thương ở chiến trường Phước Long nên được giải ngũ, không đi ở tù. Sau năm 1975 làm nghề nuôi vịt, mỗi ngày lùa vịt đi ăn qua cánh đồng có nhiều hoa bằng lăng và má cháu thường ngày đi dạy học cũng ngang qua cánh đồng đó, hai người gặp nhau và thương nhau. Má cháu là cô giáo người Sài Gòn. Trước năm 1975 xin về dạy học tại quê ba cháu và sau năm 1975 ở lại tiếp tục dạy học, không thích về lại Sài Gòn. Ông bà cưới nhau năm 1984, năm 1985 sinh anh cháu va năm 1990 sinh ra cháu và đặt tên là Bằng Lăng, để nhớ những kỷ niệm ban đầu. Ba Mẹ cháu thường dạy dỗ cháu rất nhiều, ba cháu thường hay kể những chuyện trước năm 1975 nên cháu cũng biết được nhiều. Trước năm 1975 sao nhiều người đàng hoàng và hiểu biết quá hả chú?
Tôi hỏi:
- Thế ba má cháu còn khỏe không?
 Bằng Lăng thưa:
- Ba cháu mất cách nay đã 2 năm, má già yêu lắm, hiện sống với anh hai đi dạy học ở dưới quê. Bằng Lăng lại rót đầy hai ly mời chúng tôi uống và xin phép ra ngoài. Tôi nói với Ngọc:
- Như vậy cũng là gia đình phe ta rồi, lúc đầu nhìn cô bé thấy phong cách khác thường, có cái gì đó không giống như mấy cô gái kia. Ngọc cũng đồng ý như tôi, con nhà tông không giống lông cũng giống cánh.
Người con trai khi nảy mang vào hai đĩa thức ăn và đề trên bàn ngay ngắn. Bằng Lăng trở vào bỏ thức ăn vào chén của tôi và Ngọc, mời chúng tôi cầm đủa. Tôi cụng ly với Ngọc uống hết nửa ly bia cho đỡ cơn khát nước và đưa tay ra dấu cho cô bé ngồi cạnh. Tôi hỏi:
- Bằng Lăng làm ở đây lâu chưa, và chắc chưa có gia đình?  
Bằng Lăng trả lời rất nhỏ nhẹ:
- Thưa chú, cháu làm ở đây được hơn một năm, và còn đi học.
Nghe nói còn đi học, tôi hơi ngạc nhiên và hỏi:
-  Làm ở đây sao cháu đi học được.
Bằng Lăng trả lời:
- Thưa chú, buổi sáng cháu đi học từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30, về đây làm từ hai giờ chiều đến mười giờ tối. Cháu học về ngành kế toán ngân hàng được năm thứ ba. Cháu thuê phòng ở chung với cô bạn cũng trên đường nầy.
Ngọc thì lúc nào cũng nghi ngờ nên hỏi:
- Nếu có những người khách say xỉn muốn cầm tay cầm chân hay đòi hôn cháu thì làm sao?
- Cũng có những trường hợp như chú nói nhưng cháu cố né, bỏ ra ngòai hay giả vờ đau bụng.
  - Như vậy làm sao cháu có tiền tip của khách? Ngọc hỏi.
- Thì cũng phải chịu thôi chú. Công việc nào làm cũng có những nỗi đau khổ riêng, ai hiểu được thì hiểu. Biết làm sao bây giờ.
Tôi nhìn đôi mắt của Bằng Lăng buồn xa vắng, cô bé có dáng dấp của một tiểu thơ hiền lành chân thật. Nhìn lại tôi và Ngọc, đưa ly nước lọc lên mời chúng tôi cụng ly. Tôi và Ngọc uống hết ly bia,  Bằng Lăng khưi hai chai bia mớí và rót đầy vào hai ly, cô bé xin phép ra ngoài.






Tôi nói với Ngọc :
-  Xã hội nào cũng có người tốt người xấu, người sang, người hèn, nhưng xã hội Việt Nam bây gi biết bao cô gái thôn quê nghèo khổ bị bán ra ngước ngoài, làm điếm làm đĩ, lấy chồng ngoại quốc, đui, què, sứt, mẻ. Chỉ có chế độ Cộng sản Việt nam mới như vậy...Trường hợp của Bằng Lăng cũng lạ đấy, giữa cái xã hội đầy tanh hôi nầy dễ bị cám dỗ, dễ bị sa ngã, nhất là làm cái nghề nầy, dễ bị hư hỏng, thế mà cô bé có một phong cách riêng, có một lối sống riêng để phấn đấu, vươn lên, và cố gắng thành công.
Bằng Lăng mở cửa vào ngồi nhẹ nhàng bên cạnh tôi và xin lỗi:
- Cô bạn trực phòng bên cạnh hôm nay bị bệnh xin nghỉ nên cháu phải trực giúp, cháu phải chạy qua chạy lại, chậm rót bia và tiếp thức ăn cho hai chú, cháu xin lỗi.
Bằng Lăng khưi hai chai bia, bỏ thêm đá và rót đầy hai ly, bỏ thức ăn vào hai chén, mời chúng tôi cụng ly.
Bằng Lăng nhìn tôi và Ngọc mĩm cười hỏi:
- Hai chú lần đầu tiên vào quán nầy phải không? Cháu chưa bao giờ nhìn thấy hai chú.
Và hỏi tôi :
- Hình như chú ở nước ngoài mới về? Nhìn chú có một phong cách khác với những người thường xuyên đến đây nhậu.
Tôi hỏi lại Bằng Lăng:
- Cháu nhìn thế nào mà đánh giá chú như vậy.
Bằng Lăng trả lời :
- Cách chú nói chuyện, ngồi ăn uống và rất lịch sự.
 - Như vậy mọi người vào đây nhậu không lịch sự, không nói chuyện sao? Tôi hỏi lại Bằng Lăng. Cô bé giải thích:
  - Đàn ông vào đây nhậu uống xỉn xỉn là chân tay quờ quạng, rờ mó tùm lum, nói lớn tiếng và tranh nhau nói, thậm chí còn chưởi thề tục tĩu. Thỉnh thoảng những người ở nước ngoài về thăm quê hương, ghé quán, nhất là ở Mỹ, rất lịch sự, nói năng từ tốn, không bao giờ đụng đến những người con gái ngồi bên cạnh, và cho tiền tiếp viên rất nhiều.
Ngọc ngồi bên cất tiếng hỏi:
- Ông bạn chú Việt kiều lịch sự còn chú không Việt kiều không lịch sự hả cô bé?
 Băng Lăng lại trả lời tiếp :
 - Cháu không dám nghĩ và nói như vậy đâu. Chú là bạn và đi chơi với chú nầy cũng là người đàng hoàng và lịch sự. Cháu đoán không lầm hai chú là những người có vai vế trước năm 1975. Những người có vai vế trước năm 75 đều có học thức và đều có tư cách. Ba cháu thường nói với cháu như vậy. Thưa hai chú tên gì để cháu nhớ gọi và cháu xin được làm quen với hai chú.
Ngọc trả lời:  
- Chú là Ngọc, còn chú nầy là Phương, ở Mỹ mới về. Hai chú cùng quê miền trung, cùng học một trường và cùng động viên vào trường Thủ Đức như ba cháu.
Bằng Lăng kêu lên:
- Hai chú cùng một lý tưởng, một chí hướng như ba cháu, nhưng chắc còn trẻ tuổi hơn ba cháu.
Bằng Lăng cầm ly nước mời chúng tôi cụng ly và tôi nhìn thấy cô bé có một niềm vui hiện lên trên đôi mắt đẹp, nhưng buồn.
Ngọc nhìn đồng hồ gần ba giờ chiều, gọi Bằng Lăng tính tiền. Bằng Lăng ra khỏi phòng, Ngọc và tôi uống cạn ly bia. Bằng Lăng vào trao bill cho tôi thanh toán. Tiền bia và thức ăn khoảng sáu trăm ngàn (tiền VN). Hai thằng nhu sáu chai bia, hai đĩa mồi chỉ có ba mươi đôla cũng rẻ, tôi tặng cho Bằng Lằng hai trăm ngàn, và xin số điện thoai của cô bé. Bằng Lăng cảm ơn chúng tôi và nói khi nào rảnh, chú Phương chưa trở về lại Mỹ, mời hai chú đến quán nhậu cho vui. Khi nào muốn đến goị cháu trước để dành phòng. Tôi hứa sẽ trở lại.
Trên đường xuống nhà thơ H.N.Th. tôi nghĩ đến cô bé Bằng Lăng thật nhiều. Tôi có một cảm nhận Bằng Lăng giống Phương Thanh.





*

 Tôi thích khí hậu Sai Gòn vào buổi sớm mai. Mát rượi. Gió thổi nhè nhẹ, hiu hiu. Gần sáng ngủ rất ngon và êm ả. Cả đêm hôm qua tôi không ngủ được, gần sáng tôi cố dỗ giấc ngủ, nhưng chẳng chợp mắt được một tí nào. Hình ảnh Phương Thanh lại hiện về. Phương Thanh có mái tóc dài, óng ả, đôi mắt to và đen, đôi môi mọng rất dễ thương. Bằng Lăng là hiện thân của Phương Thanh chăng? Tôi thường gọi Phương Thanh là con gà con, ngoan ngoan, bé bỏng, dịu dàng như con gà con.  
Cứ miên man nghĩ về Phương Thanh, tôi thiếp đi lúc nào không biết. Khoảng 10 giờ sáng nghe điện thoại, Ngọc goị tôi đi uông càfé ở Love trên đường Phan Văn Trị và hẹn ba mười phút sẽ đến. Tôi thức dậy với một tâm trạng uể ỏi, rả rời. Vệ sinh cá nhân, tắm và mặc đồ ngồi đợi Ngọc. Đúng hẹn, Ngọc đến chở tôi đi.
Tôi nói với Ngọc:
- Tôi muốn đến Quê Ta, và muốn gặp Bằng Lăng.
Ngọc ngạc nhiên hỏi tôi:
-  Ông sao thế? Thích con bé đó hả?
Tôi trả lời:
- Tôi muốn nói chuyện với cô bé.
Tôi bấm điện thoại gọi Bằng Lăng. Cô bé hôm nay không đi học và nói:
- Mười một giờ rưởi cháu sẽ có mặt ở quán và lấy phòng cho chú.
Ngọc bảo phải uống café và ăn một một chút gì mới uống bia được, Ngọc chở tôi ghé tiệm mì Quảng ở đường Quang Trung ăn mì và uống café. Mười hai giờ chúng tôi đến quán Quê Ta.
Mới mười hai giờ mà những bàn ở dưới sân đã có khách ngồi nhậu nói cười rôm rả. Ở Việt Nam suốt ngày, suốt đêm đều có người đi uống rượu. Uống rượu cho quên buồn quên khổ chăng. Tôi và Ngọc đi thẳng lên cầu thang, thấy Bằng Lăng đứng đợi ở đầu cầu thang. Hôm nay cô bé mặc áo thun màu hồng, váy ngắn màu trắng, mái tóc uốn lọn xỏa ngang vai, môi phớt nhẹ một chút son màu hồng nhạt. Đặc biệt đôi mắt Bằng Lăng to và đen, sao giống hệt như đôi mắt của Phương Thanh. Đôi mắt biết nói và biết cười.
Gặp chúng tôi Bằng Lăng vui mừng lắm, cô bé cười rất hồn nhiên, mời chúng tôi vào phòng VIP1, kéo ghế mời hai chúng tôi ngồi. Tôi hỏi Bằng Lăng có khoẻ không và đêm qua ngủ ngon chứ? Bằng Lăng trả lời rất thành thật:
- Cháu khoẻ, nhưng tối qua khó ngủ, cứ nằm suy nghỉ nếu chú đi mất làm sao gặp lại.
Tôi nói nhỏ với lòng mình: Chú đi đâu mà mất, chú cũng muốn gặp lại cháu.
Y như khách hàng thường trực, Bằng Lăng làm những công việc như lần đầu tiên vào quán nầy. Bằng Lăng mời chúng tôi uống bia, Bằng Lăng hỏi tôi bao giờ chú về lại Mỹ.
Tôi nói với cô bé:
- Còn sáu ngày nữa, nhưng nếu vui thì ở lại, nếu buồn thì về sớm hơn.
- Về thăm quê hương, gặp lại bà con, bạn bè mà sao buồn hả chú? Bằng Lăng hỏi lại tôi. Tôi nói vơí Bằng Lăng:
- Buồn lắm chứ cháu. Cảnh cũ người xưa thì vắng lặng, cảnh mới rất xa lạ, màu xanh màu vàng đã biến mất, thấy toàn là màu đỏ chói chan, nhức mắt, nhức đầu.
- Như vậy hôm nào cháu xin nghỉ một ngày cháu sẽ đưa chú đi lang thang quanh Sài Gòn, chú sẽ gặp lại cảnh cũ người xưa, chú đồng ý không?  
 Ngọc từ khi vào đến giờ ngồi im lặng, nghe Bằng Lăng nói bèn lên tiếng:
- Ngày mai dẫn chú Phương đi chơi chứ còn đợi chờ gì nữa.
Tôi cũng đồng ý với lời đề nghị của Ngọc và hỏi:
-  Ngày mai được không cô bé?
Bằng Lăng im lặng một chút, rồi trả lời:
-  Ngày mai cháu nói cháu bịnh, và ở nhà dẫn chú đi chơi.
Tôi cảm thấy một nỗi vui bất chợt đến với lòng mình. Uống cạn ly bia vừa mới rót. Bằng Lăng chắc cũng vui. Tôi mĩm cười một mình, và nói với Bằng Lăng:
- Ngày mai mình gặp nhau ở đâu để đi chơi?
Bằng Lăng trả lời:
- Ngày mai đúng tám giờ ba mươi phút chú cháu mình gặp nhau ở trước quán nầy.
Tôi OK.
 Ngọc thấy tôi vui cũng vui lây, gọi Bằng Lăng tính tiền và giành trả. Tôi nói với Bằng Lăng:
- Bây giờ chú về và ghé thăm một người bạn.  Ngày mai chú cháu mình gặp nhau.

Ra khỏi quán Ngọc đưa tôi đến thăm họa sĩ Phạm C. trên đường Trần Cao Vân.  Họa sĩ Phạm C. là một họa sĩ tài hoa đã nhiều người biết đến trước năm 1975. Anh vừa triển lãm tranh và bán được trên hai trăm triệu đồng. Anh có một tác phẩm mà phòng văn hóa thông tin của thành phố không cho triển lãm có tựa đề: Tổ Quốc Lâm Nguy. Vẽ một cô gái rất mỹ miều phơi bày thân hình hấp dn, nỏn nà, hai bàn tay đưa vào trong quần lót định cởi ra. Nếu cởi luôn ra là tổ quốc Việt Nam không còn lâm nguy mà mất luôn cho giặc Tàu phù. Ngồi nói chuyện với P.C. gần hai tiếng đồng hồ. Chuyện về văn học, về hội hoạ, chuyện chính trị, đất nước đau thương tan tác. Năm nay Pham C. trên bảy mười nhưng trông anh rất cường tráng. Anh ăn nói lưu loát, am tường nhiều điều, nhận xét mọi vấn đề tinh tế. Anh làm thơ hay, anh đoc mấy bài thơ cho tôi nghe và tôi rất thích.
Chia tay họa sĩ Pham C, về đến nhà khoảng bảy giờ tối. Trời thật nóng bức, tôi thay đồ và tắm rửa. Vào phòng cố dổ giấc ngủ sớm để ngày mai còn đi lang thang với Bằng Lăng. Nghĩ đến ngày mai đi chơi, tôi chợt nhớ đến những ngày đi lang thang với Phương Thanh cách nay cũng trên bốn mươi lăm năm. Phương Thanh bây giờ ở phương trời nào? Tôi mong gặp lại Phương Thanh nói một lời xin lỗi cho dù có muộn màng.

Tôi ngủ thiếp đi đến 7 giờ sáng thì nghe chuông điện thoại reo. Mở máy, tiếng Bằng Lăng nói ở đầu giây:
-  Chú dậy chưa? Cháu dậy rồi và đợi chú tám giờ ba mươi phút.
-  Chú dậy rồi và chuẩn bị đi gặp cháu đây. Tôi trả lời Bằng Lăng và thầm nghĩ, cô bé nầy cũng thật hay, lo lắng và đúng hẹn.
Đúng tám giờ tôi đón taxi đến trước quán Quê Ta. Nhìn quanh quẩn chẳng thấy bóng dáng cô bé đâu. Thình lình một bóng người núp sau bụi hoa dâm bụt chạy ra ôm vai tôi làm tôi giật mình. Tôi hoảng hồn thì ít mà ngỡ ngàng thì nhiều. Bởi Bằng Lăng hôm nay không phải là Bằng Lăng của những lần gặp tại quán nhậu. Khuôn mặt không một chút son phấn. Với quần jean màu xanh, áo pull màu xanh nhạt, khoác ngoài một áo lạnh nỉ màu xanh đậm, chân đi đôi bata màu trắng. Đặc biệt với đôi kính cận trắng, gọng nhỏ màu đen, trông Bằng Lăng đúng là cô sinh viên, nhí nhảnh, ngây thơ và yêu đời. Bằng Lăng ăn mặc rất đơn giản và mạnh khỏe. Tôi nhìn Bằng Lăng một giây và thoáng nhớ đến Phương Thanh. Hình ảnh của Phương Thanh đây rồi. Thấy tôi có vẻ ngạc nhiên và im lặng, Bằng Lăng nhìn tôi và hỏi:
- Cháu quê lắm, lạ lắm, sao chú nhìn cháu lâu quá vậy?
Tôi trả lời :
- Chú rất ngạc nhiên, nhìn Bằng Lăng hôm nay mới đích thực là cô sinh viên năm thứ ba kế toán ngân hàng. Rất đơn giản và dễ thương. Tôi nói thật lòng với Bằng Lăng. Để xóa tan không khí ngỡ ngàng ban đầu, tồi đề nghị cô bé kêu taxi. Nhưng Bằng Lăng nói một cách thành thực:
- Mình đi xe bus đi chú, đi xe bus rẻ và vui nữa. Sáng nay mình đi chùa nghen chú, chùa Hoằng Pháp ở Hốc Môn rất đẹp và linh thiêng lắm, chú cầu gì được nấy.
Tôi đồng ý và xe bus vừa đến. Chú cháu tôi lên xe, xe bus còn nhiều chỗ ngồi. Bằng Lăng chọn hai ghế gần cửa lên xuống. Bằng Lăng ngồi ngoài tôi ngồi trong. Từ quận Tân Bình đến chùa Hoằng Pháp, Hốc Môn, khoảng ba mươi phút. Ngồi bên nghe Bằng Lăng nói chuyện líu lo, tôi cũng vui lây:
- Sài Gòn bây giờ mở rộng lắm, đi xe bus vừa rẻ tiền vừa ngắm cảnh sinh hoạt xung quanh. Được nghe và biết nhiều cảnh nghèo khổ của người dân lao động. Chính tai mình nghe những người dân lao động than oán và chửi chính quyền sướng lỗ tai. Cháu không có thời giờ đọc báo, nhưng mỗi sáng cháu đi học ngồi trên xe bus 30 phút là nghe hết chuyện thời sự trong nước và chuyện quốc tế.
Tôi rất ngạc nhiên, tại sao cô bé chừng nầy tuổi mà sành đời như vậy. Tôi bèn hỏi:
- Tại sao cháu kinh nghiệm nhiều như vậy? Ai dạy cháu đi trên xe bus thì nghe và biết hết mọi chuyện thời sự, xe cán chó, chó cán xe?
Bằng Lăng trả lời thật thà:
- Ba cháu dạy cháu. Ba nói đi trên xe đò, xe bus, ngồi quán café vỉa hè thì nghe được mọi chuyện.  Mỗi sáng trước khi lùa vịt đi ăn, ba cháu đi uống càfê ở đầu đường một tiếng đồng hồ là biết hết tình hình đất nước. Bọn Trung Quốc lấn chiếm đất đai và ba cháu nói không chừng lại bị lệ thuộc Tàu chệt một lần nữa. Tệ nạn tham nhũng đang lan tràn trong guồng máy chính quyền từ trung ương trở xuống.
Tôi nghe Bằng Lăng nói hăng say, tôi sợ những người ngi gần để ý, bèn đổi đề tài và hỏi Bằng Lăng:
- Cháu thường đi chùa phải không?
Bằng Lăng trả lời :
- Cũng thỉnh thoảng thôi, những ngày rằm mồng một cháu thường đi và ăn chay. Cháu đi chùa để cầu xin Đức Phật phù hộ cho mẹ cháu có nhiều sức khoẻ, gia đình cháu được bình an. Chuyện học hành của cháu được suông sẻ. Ra trương tìm được một việc làm ổn định.
Tôi định hỏi Bằng Lăng qua câu chuyện học hành thì xe bus cũng vừa ngừng ngay trước cổng chùa. Bằng Lăng nắm tay tôi và nói đã đến chùa rồi, chú cháu minh xuông xe. Bằng Lăng dắt tôi đến một quày bán hoa và trái cây trước cổng chùa. Cô bé lựa mười cành hoa sen và một chục xoài. Người bán hoa nói giá sáu chục ngàn (VN). Tôi lấy tiền trả nhưng Bằng Lăng ngăn lại và nói:
- Mua hoa để cúng Phật và cầu xin những phước lành cho chú, cho cháu, cho gia đình và những người thân yêu, cháu đề nghị chú trả nửa, cháu trả nửa là công bằng.
Tôi thấy Bằng lăng nói rất có lý và lấy tiền trả ba chục ngàn đồng. Bằng Lăng dẫn tôi vào chánh điện để lạy Phật.
Hôm nay là ngày hai mươi tháng hai nhưng những người đi lễ Phật rất đông, đứng gần chật cả sân điện. Tôi chen vào trước chánh điện và chấp tay cầu Phật. Khi chấp tay đứng trước đức Phật để cầu xin tôi rất lúng túng, chẳng biết cầu xin những gì cho xứng đáng. Bà con họ hàng ở tại Việt Nam thì quá nghèo khổ, một xã hội thối nát, giàu nghèo chênh lệch, người dân thôn quê quá cơ cực, cán bộ đảng viên thì giàu sang tột đỉnh. Tôi chỉ biết cầu xin cho những người thân yêu của mình nhiều sức khoẻ và nhiều nghị lực để vượt qua cơn hoạn nạn nầy. Và thực sự trong lòng tôi cầu cho cô bé Bằng Lăng dồi dào sức khoẻ, luôn luôn vượt qua mọi khó khăn để đat được thành công trên con đường học vấn và đường đời.
Nhìn qua góc trái chánh điện, tôi thấy Bằng Lăng đang quỳ gối chắp hai tay trước ngực miệng lâm râm đọc kinh rất cung kính và thành tâm. Tôi bước ra ngoài thì Bằng Lăng cũng đã khấn vái xong và bước theo tôi. Bằng Lăng dẫn tôi đến trước tượng đức Phật Bà Quan Thế Âm, Băng Lăng đứng cạnh tôi chắp tay khấn vái.
 Câu nguyện xong, cô bé dẫn tôi đi vòng quanh chùa để ngắm những chậu bonsai thật đẹp và lâu đời. Tôi bắt gặp một thứ hạnh phúc mà lâu nay ở nước ngoài tôi đã lãng quên. Cứ lo chạy theo thời gian, chạy theo cơm, áo, gạo, tiền mà quên đi cõi lòng đang trống vắng…







Xem những chậu cây kiểng xong, Bằng Lăng đưa tôi vào xem phòng trưng bày tranh, ảnh, và thư họa. Phòng trang trí rất mỹ thuật, Bằng Lăng đi cạnh bên tôi giải thich những hình ảnh của những vị sư đã trụ trì tại chùa nầy và đã viên tịch. Đến trước một bức tranh thư hoạ đặt trang trọng giữa phòng làm cho tôi chú ý và dừng lại ngắm thật lâu. Bức tranh thư họa kích thước khỏang năm mươi  + tám mươi cm, chữ Yêu Thương viết hàng dọc chính giữa khung vải nhung màu huyết dụ, đứng xa nhìn như một búp sen đang vươn lên từ dưới nước. Nhìn thật lâu cảm nhận như búp sen lung lay theo gió. Tôi đứng gần rồi lai lui xa xa để nhìn bức tranh, thì Bằng Lăng bước cạnh tôi và nói:
-  Cháu cũng giống chú, mỗi lần đến chùa Hoằng Pháp là cháu phải ngắm thật lâu bức tranh Yêu Thương nầy. Chú có cảm nghĩ bức tranh nầy thế nào không? Bằng Lăng hỏi tôi.  
-  Quá đẹp. Giá trị nghệ thuật cao, và rất có ý nghĩa.
Bằng Lăng giải thich thêm:
- Cháu thấy bức tranh thư họa nầy toàn bích, màu sắc, và nét đậm lợt của chữ Yêu Thương như một bông sen đang vươn lên và tỏa sáng giữa bầu trời bao la. Cháu nghĩ ở cõi đời nầy chỉ có yêu thương và tha thứ mới xóa bỏ hết hận thù.
Gần gủi với Bằng Lăng tôi cảm nhận được một sự hiểu biết già dặn mà ít có của một người con gái ngoài hai mươi tuổi, và tôi nghĩ đến ba của Bằng Lăng chắc là một vị sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa kiến thức cao, nên mới có một cô con gái như thế nầy.

Ra khỏi phòng trưng bày thư họa và tranh ảnh đã hơn mười một giờ, Bằng Lăng đề nghị đi xe bus xuống trung tâm Sài Gòn. Nhưng tôi thấy trời nắng nóng gắt quá và cũng đói bụng nên tôi bảo Bằng Lăng gọi taxi đi cho nhanh và xuống Sài Gòn ăn cơm chay.  Ra đến cổng chùa thì một chiếc xe taxi rà đến, tôi và Bằng Lăng bước lên xe. Xe chạy theo ngã đường TC, xuống Bà Quẹo, Ngã Tư Bảy Hiền, và theo đường Cách mạng Tháng Tám để xuống trung tâm Sài Gòn. Bằng Lăng như một cô hướng dẫn viên du lịch, nói thao thao bất tuyệt, nào là tới Ngã tư Bảy Hiền quẹo phải là qua chợ Tân Bình, lên Chợ Lớn, quẹo trái xuống Bà Chiểu, Hàng Xanh, bến xe Miền Đông.
Thực sự tôi đã biết và quen thuộc rất nhiều những con đường nầy. Mới ở tù về, ngày hai buổi qua lại trên những con đường nầy để bán phụ tùng xe đạp, xe gắn máy, kiếm từng đồng để nuôi con. Nhưng hôm nay trông thấy lạ hoắc lạ huơ. Xe chạy qua khỏi chợ Hòa Hưng tôi cảm thấy lòng rộn lên một nỗi nhớ nhung, những kỷ niệm xa xưa bỗng lại hiện về. Đây rồi con đường Hoà Hưng vào khám Chí Hoà, nơi ngã tư nầy cách nay hơn bốn mươi năm, những ngày cuối tuần tôi đã đứng đợi Phương Thanh để cùng nhau đón taxi xuống sở thú dạo chơi hay xung Sài Gòn lang thang suốt ngày. Tôi miên man nghĩ về những kỷ niệm những ngaỳ xưa thì Bằng Lăng rêu lên:
- Nhà má cháu cũng ở con đường vào khám Chí Hoà, nhưng bây giờ người ta tịch thu rồi, lâu lắm cháu và má cháu có ghé ngang qua nhìn thấy một thằng cán ngố đứng trước cửa. Má cháu buồn quá, rưng rưng nước mắt lôi cháu trở về, và má cháu bảo con đường nầy má có rất nhiều kỷ niệm.
Tôi tính hỏi thêm về má của Bằng Lăng nhưng bị người tài xế hỏi lớn, cắt đứt câu chuyện:
- Chú xuống Sài gòn khu nào để cháu dừng đó cho tiện.
Tôi trả lời :
- Trước chợ Bến Thành.
Người tài xế hỏi tiếp:
- Chú có trở về lại Tân Phú cháu đợi chở chú về.
Tôi nói với người tài xế :
- Chú còn đi lang thang và mua một vài món quà nên chiều tối mới trở về lại Tân Phú.
Người tài xế đưa tôi một tấm danh thiếp và dặn:
- Khi nào chú cần về là gọi cháu đến đón chú về.
Tôi cảm ơn và xe đã đến trước Chợ Bến Thành. Tôi trả tiền và cùng Bằng Lăng bước xuống xe.
Bằng Lăng đề nghị:
- Phía hông chợ có một tiệm cơm chay ngon lắm, mình đến đó ăn đi chú.
Tôi theo Bằng Lăng đến tiệm cơm chay có tên Cơm Chay Vỹ Dạ. Tiệm có máy lạnh, trang trí rất mỹ thuật, phòng ốc ngăn từng khu, trông rất mát và đẹp. Tiếp viên nữ mặc áo dài đồng phục màu xanh da trời, tóc để dài ngang lưng, giống như mấy cô gái Huế ngày xưa. Nam tiếp viên mặc đồng phục quần tây màu đen, áo sơ mi ngắn tay màu vàng nhạt trông rất lịch sự, ăn nói nhỏ nhẹ, dịu dàng. Bằng Lăng chọn bàn trong cùng và hỏi tôi:
- Chú thích ăn món gì?
Tôi nói để tiếp viên đem tờ thực đơn đến rồi mình chọn, nhưng Bằng Lăng bảo cháu thích ăn chả giò. Khi tiếp viên đến tôi xem thực đơn thấy nhiều món ăn chay rất hấp dẫn, nhưng tôi chọn món bún Huế và Bằng Lăng gọi sáu cái chả giò và hai ly nước cam vắt. Ngồi đợi tiếp viên mang đồ ăn ra, tôi hỏi Băng Lăng sao cháu biết tiệm cơm chay nầy? Bằng Lăng trả lời:
- Má cháu đã dẫn cháu vào đây một lần và má nói nơi nầy trước đây là một tiệm cơm, má có đến ăn mấy lần. Nghe Bằng lăng kể, tôi chợt nhớ ra trước đây là một tiệm cơm rất ngon và giá bình dân, nhưng bây giờ xây cất lại đẹp và khang trang. Tiếp viên đem thức ăn ra, tôi nhìn thấy Bằng Lăng ăn chả giò rất ngon lành và hồn nhiên, miệng nhai chúm chím, từ tốn…Tôi chợt nghĩ thoáng qua: Ước gì mình trở lại tuổi trẻ như ngày xưa nhỉ. Lòng lại thấy nao nao buồn.  Ăn vừa xong, Bằng Lăng nói:
- Giờ là một giờ chiều trời còn nóng lắm, đi lang thang ngoài đường chú không chịu nổi nóng nực của Sài Gòn đâu. Cháu sẽ đưa chú vào một tiệm sách lớn của thành phố. Tiệm sách có máy lạnh, mình tránh nóng và chú tha hồ mà đọc để nhận xét nền văn học Việt Nam bây giờ.




hình minh họa


Tôi kêu tính tiền và hỏi Bằng Lăng:
-  Tiệm sách Khai Trí phải không?
-  Xưa rồi chú ơi. Má và ba cháu cũng nhắc đến tiệm sách đó hoài, nhưng làm gì mà còn nữa. Những gì của chế độ cũ họ dẹp hết rồi, tên đường họ cũng đổi, thay tên của ông bà du kích nào lạ hoắc. Tiệm sách nầy ở cuối đường Nguyễn Huệ. Tên là tiệm sách Nhân dân, cái gì cũng nhân dân hết. Từ đây xuống đó cũng gần mười phút, chú đi nổi không?
Không đợi tôi trả lời cô bé ra khỏi cửa nắm tay tôi dắt đi dọc theo đường Nguyễn Huệ. Mặc dầu trưa Sài Gòn nóng gay gắt nhưng tôi cảm thấy lòng nhẹ nhàng, man mác và trẻ trung. Tôi tự hỏi lòng mình, có phải là tôi bây giờ không nhỉ, phải là tôi cách đây hơn bốn mươi năm. Đi bên cạnh Phương Thanh ngày nào, nàng cũng nhí nhảnh, líu lo, nói cười như chim vành khuyên hót, thỉnh thoảng còn hát nho nhỏ để mình tôi nghe. Tiếng hát và những bài ca cứ đeo đuổi tôi suốt quảng đời trôi nổi. Tự dưng tôi nghe vẳng lên một tiếng hát nh nhàng êm ái như ru: đường trưa vắng người nhớ thương xa vời. Mình tôi lắng buồn theo tiếng nắng rơi, nhớ người tìm vần thơ mà ghép, tin bước anh đi xông pha muôn trùng vì tình non tình nước… Tôi nhìn qua thấy Bằng Lăng đang nhìn tôi với đôi mắt u buồn và nói:
- Cháu đổi lời ca cho hợp vơí chú. Nghe cháu hát chú vui hay buồn? Cháu đang buồn nè.
Tôi hỏi lại Bằng Lăng:
- Tại sao cháu buồn?  Còn chú, nổi buồn cứ đeo đẳng theo như chiếc bóng.
Bằng Lăng đi sát hơn bên tôi và nói nhỏ nhẹ như nói với lòng mình:
-  Chú cứ nghĩ một mình chú buồn sao? Cháu cũng không biết tại sao cháu buồn, nhưng cháu nghĩ đời cháu sau nầy sẽ buồn, sẽ buồn. Cháu lớn lắm rồi, cháu già lắm rồi chú ơi.
Bằng Lăng định nói nhiều nữa, nhưng tôi chợt nhìn thấy tiệm sách hiện ra thật lớn và nhiều người vào ra, tôi nói với Bằng Lăng:
- Đến tiệm sách rồi kìa.
 Tôi đẩy cửa bước vào, Bằng Lăng theo sau trông cô bé đã vui trở lại và nói với tôi:
- Chú tha hồ mà xem, cái đầu của các ông văn hóa thành phố ở đây.
  Tiệm sách cũng đồ sộ thật, không những bán sách mà còn bán những đồ lưu niệm, tranh, ành, thư hoạ, hoa nhựa, hoa giấy… và đủ loại đàn. Tôi nói với Lằng Lăng:
- Cháu nói đúng, cái đầu của mấy ổng, nhưng để chú đi xem cái đầu của mấy ổng chứa những gì?
Ở giữa phòng kê một kệ sách thật lớn, trưng bày toàn là sách dịch, nào là hồi ký của ông bà cưụ tổng thống Bill Clinton, ngoài bìa in hình thật lớn của mấy ông tổng thống, hinh ông Nixon là lớn nhất. Có lẽ ông nầy oanh kích Bắc Việt năm bảy hai nên in lớn để nói xấu và tuyên truyền. Tôi lấy một quyển sách có hình tổng thống Bush. Tôi lật mấy trang trong quyển sách, tôi đọc một bài nói ông bà Bush sắp ly dị, tôi bật cười thật lớn. Bằng Lăng cũng cười theo, hỏi chú cười gi thế, tôi vừa cười và nói:
- Cháu có biết ở bên Mỹ có vụ “cá tháng tư” không? Vào tháng tư mỗi năm ai muốn phịa chuyện gì cũng được không bị thưa kiện gì cả. Phịa càng như thật nhiều người tin càng hay. Có một bài báo hình như ở Virginia phịa chuyện ông bà Bush ly dông Bush có mèo. Ở Việt Nam dịch lại viết thành sách và in ra để tuyên truyền. Bằng Lăng nói thật lớn:
-  Hạ sách quá hả chú. Nếu chú không giải thích cháu cũng tưởng thật, còn chửi ông Bush cà chớn phụ tình.
Bằng Lăng chỉ phía bên tay trái và nói chú qua bên trái sách văn học ở bên đó. Tôi theo Bằng Lăng đến một kệ sách thật lớn kê sát tường toàn trưng bày sách của ông Hồ và những người ca tụng ông Hồ. Bằng Lăng lại kéo tay tôi và nói:
-  Chú xem sách đó làm gì. Toàn là láo khoét, sinh viên như tụi cháu bây giờ quá biết ông đó rồi. Mỵ dân hết sẩy.
Tôi sợ Bằng Lăng nói lớn có công an chìm đứng gần thì nguy hiểm. Tôi đưa tay ra dấu cho cô bé nói nho nhỏ, nhưng Bằng Lăng lại nói lớn hơn:
- Cháu đâu có sợ.
Tôi lại đến một khu trưng bày toàn là sách văn học, thơ và truyện ngắn, truyện dài. Những tác giả mà tôi biết và có đọc như Nguyễn Huy Thiệp, Ma Văn Kháng, Nguyễn Ngọc Tư…Có mấy tập truyện của Dương Nghiễm Mậu được nhà xuất bản Phương Nam in lại nhưng bị văn nô Vũ Hạnh chửi thậm tệ, nhiều sách truyện dài của những tác giả lạ hoắc. Tôi nhìn qua ngăn trưng bày thơ cũng không biết cơ man nào mà đếm, nhưng tôi thấy có mấy tập thơ in lại cũa Nguyên Sa, Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương. Tôi lấy tập truyện Cánh Đồng Bất Tận của Nguyễn Ngọc Tư. Tôi tưởng Bằng Lăng cũng đang lựa sách nhưng tôi nhìn bên thấy cô bé đang theo dõi tôi xem sách và thấy tôi lựa mua sách của Nguyễn Ngọc Tư, Bằng Lằng vui lắm và nói với tôi:
- Chú ở Mỹ mà cũng theo dõi sách của cô nầy sao? Nguyễn Ngọc Tư viết giọng văn đồng quê mộc mạc nhưng sâu sắc, diễn tả đúng thực tế xã hội bây giờ. Thế mà bị đảng uỷ gì đó ở dưới quê bắt viết tờ kiểm điểm và còn nói cô học ít không hiểu được chính sách nhà nước nên tha thứ.
Tôi nhìn thấy ngăn kệ bán toàn tuyển tập nhạc của nhiều nhạc sĩ Việt Cộng và tuyển tập nhạc Trịnh Công Sơn. Tôi bèn hỏi Bằng Lăng:
- Cháu có thích nhạc Trịnh Công Sơn không?
Bằng Lăng trả lời thật nhanh:
- Cháu thích nhạc chứ không thích ổng. Nhạc tình rất hay nhưng ổng xoàng lắm, nhu nhược và yếu đuối…
Tôi rất lấy làm lạ, tại sao cô bé nấy hiểu biết nhiều vậy, tôi ngạc nhiên và hỏi Bằng Lăng:
- Tại sao cháu biết nhiều vậy?
Bằng Lăng trả lời:
- Ba cháu nói nhiều về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Ba cháu chê ổng lắm và cháu đọc mấy bài viết về Trịnh Công Sơn trên Net cháu thấy ba cháu nói đúng.
Bằng Lăng vừa nhìn đồng hồ trên tường và vừa nhìn tôi nói:
-  Đã bốn giờ chiều rồi chú, nhưng ngoài trời cũng còn nóng gắt, mình vào chợ Bến Thành, đi một vòng để chú nhìn lại có khác lạ không. Chú về Sài Gòn mà chú không ghé vào chợ Bến Thành là thấy thiếu sót phải không?
Tôi đến quày trả tiến quyển sách của Nguyễn Ngọc Tư. Ra khỏi tiệm sách, Bằng Lăng hỏi tôi:
- Chú thấy cái đầu của mấy ổng thế nào? Đông lạnh hết rồi phải không? Khi nào cháu cần sách học cháu mới ghé mấy tiệm sách để mua, nếu rảnh lên mạng đọc được nhiều sách hay và trung thực, đọc mấy sách giáo điều nầy chán lắm.






Vào chợ Bến Thành, Bằng Lăng dẫn tôi đì loanh quanh khắp chợ. Tôi chợt nghĩ, phải mua thứ gì tặng cho Bàng Lăng. Tôi nhớ lại một lần vào đây tôi có mua tặng cho Phương Thanh một dây đeo cổ có tượng Phật bằng cẩm thạch màu xanh, nàng thích lắm. Đến tiệm nữ trang tôi chọn một tượng Phật cẩm thạch màu xanh rất đẹp giống tượng của Phương Thanh năm xưa và đeo lên cổ cô bé. Bằng Lăng thích quá reo lên: 
- Sao chú biết cháu thích tượng Phật cẩm thạch mà mua tặng cháu. Cháu để dành tiền nhưng chưa đủ mua, cháu cảm ơn chú nhiều lắm.
Tôi nhìn đôi mắt Bằng Lăng rất xúc động đang ngước nhìn tôi và muốn nói nhiều nhưng không nên lời. Bất chợt tôi cảm thấy một nỗi vui, thật vui đang đến với cõi lòng  mà lâu nay đã cằn khô, chai cứng. Bằng Lăng một tay đè tượng Phât vào sát ngực, một tay níu vai tôi và nói:
- Mình ra đường đi lang thang, trời đã mát rồi.
Đi ra cổng trước chợ Bến Thành, băng qua công trường Quach thị Trang. Bng Lăng cứ ôm cánh tay tôi dắt đi mà chẳng nói một lơì nào. Tôi chắc là cô bé đang suy nghĩ một điều gì đó. Để xua tan không khí im lặng tôi nói với Lăng Lăng:
- Cách đây hơn bốn mươi năm, chú còn là sinh viên, chú có quen và yêu một cô gái con nhà quyền quý, giàu sang, ở thành phố nầy, cô gái ấy ngây thơ, hát rất hay. Yêu nhau hơn một năm. Tình yêu thật thơ mộng. Những ngày cuối tuần chú thường dẫn nàng đi lang thang quanh Sài Gòn, vào sở thú xem chim, xem khỉ, vào viện bảo tàng xem tượng, xem tranh. Đang yêu nhau thì chú bị động viên vào trường Thủ Đức. Những ngày còn huấn nhục, nàng vào thăm chú. Hết huấn nhục, cuối tuấn đi phép về Sài Gòn hai đứa dẫn đi xem phim, đi ăn kem ở Pagode, đi ăn bún riêu ở hẻm Casino, ngồi hàng buổi ở bờ sông nhìn tàu qua lai Thủ Thiêm và lần đầu tiên chú hôn nàng ờ rạp ciné Red khi đang xem phim Love Story…  Nhưng không hiểu tại sao ngày chú ra trường chú không ghé thăm nàng. Mua vé máy bay thẳng về quê thăm cha mẹ. Rồi ra đơn vị luôn. Từ đó đến nay chú không gặp lại nàng. Chú mong gặp lại nàng, chú nói một lời xin lỗi cho dù có muộn màng.
Bàng Lăng nhìn thẳng vào mặt tôi và nói lớn:
- Tại sao chú tàn nhẫn như vậy. Đàn ông người nào cũng tàn nhẫn.
Tôi giải thích:
- Chú không tàn nhẫn đâu. Chú rất yêu nàng. Nhưng chú nghĩ, nàng còn quá trẻ, quá ngây thơ lại con nhà giàu có. Còn chú là một người lính rày đây mai đó, biết sống chết lúc nào. Để cho nàng quên chú lo việc học hành và sau nầy sẽ có một người chồng có công danh sự nghiệp bảo đảm được cuộc sống cho nàng.
Bằng Lăng lại hỏi tôi:
- Nếu nàng không quên chú và đau khổ suốt đời thì sao? Mối tình đầu khó quên lắm chú ơi. Chú quá tàn nhẫn. Như vậy là chú không yêu nàng. Chú là kẻ bội tình.
Nghe Bằng Lăng nói mà lòng tôi quá xót xa. Tôi yêu Phương Thanh, một mối tình chân thật. Những ngày đầu đến thành phố Pleiku gió buị mưa bùn, tôi nhớ nàng quay quắt. Có những buổi chiều vắng lặng, mưa hắt hiu, ngồi một mình trong phòng trên lầu ba của câu lạc bộ sĩ quan trong bộ tư lệnh Quân đoàn, tôi buồn quá đổi, nhớ về Sài Gòn, nhớ từng kỷ niệm với Phương Thanh. Tôi tự hỏi tại sao tôi chạy trốn Phương Thanh, chạy trốn một mối tình đẹp. Có thể Bằng Lăng nói đúng, nàng không quên được tôi, nàng yêu tôi và đau khổ suốt đời thì sao. Mối tình đầu không bao giờ quên. Tôi cứ miên man suy nghĩ, bỗng Bằng Lăng nói lớn:
- Đến bờ sông Sài Gòn rồi chú. Mình đi qua bên kia đường sát bờ sông ngồi uống nước để chú tha hồ nhớ những kỷ niệm xa xưa và sám hối, đừng tàn nhẫn lần thứ hai nữa nghen chú.
Tôi nói rất thành thật với Bằng Lăng:
-  Chú già rồi có ai yêu chú na đâu. Néu lở chú có yêu ai thì chú yêu suốt đời còn lại.
Bằng Lăng nhìn tôi đôi mắt rất tinh nghịch và rạng rỡ vui tươi:
- Không ai ép chú nói câu vừa rồi nhưng chú nói ra thì chú phải nhớ, làm cho người ta khổ thì mang tội đấy nhé.
Nghe Bàng Lăng nói tôi cũng vui, nổi vui của một người đã dạn dày sương gió, đã già cổi. Như con ngựa cứ phi nước đại trên những con đường gập ghềnh sỏi đá, có lúc được dừng chân trên những thảo nguyên bát ngát chợt nhớ về một khu vườn nhỏ xíu khi mới sinh ra. Muốn tìm về, nhưng định mệnh cứ đẩy đưa...
Bất chợt tôi nhìn lên tòa nhà màu trắng rất lộng lẫy, tôi nhận ra đây là nhà hàng Majestic có lối kiến trúc theo kiểu Tây phương, nét đẹp hài hòa, phía trong rất sang trọng. Tôi nhớ lần đầu tiên từ truờng Bộ Binh Thủ Đức được đi phép về Sài Gòn, tôi đưa Phương Thành vào nhà hàng nầy. Thật sự để làm oai với nàng ta đây là sĩ quan có thua ai đâu. Vào nhà hàng sang trọng hai đứa cũng lúng túng vụng về.  Hôm nay tôi muốn trở lại một lần cho biết, tôi nói với Bằng Lăng.





- Mình vào nhà hàng Majestic ăn cái gì, chú cảm thấy đói bụng.
Bằng Lăng lại dẫy nẩy:
- Thôi chú, vào đó tốn tiền vô ích. Nếu đói bụng minh tìm một quán cơm bình dân có lẽ thỏai mái hơn. Cháu ăn cơm bình dân quen rồi, vào đó cháu thấy ngỡ ngàng và quê mùa lắm.  
- Không sao đâu, trước năm 1975 chú có vào nhà hàng nầy, bây giờ vào cho biết. Tôi nói với Bằng Lăng. Nàng nhìn tôi và nheo một con mắt  đồng ý:
- Cháu chiều chú. Nhưng cháu quê lắm chú đừng cười cháu nghen.
Tôi dắt tay Bằng Lăng bước vào cửa. Một nam tiếp viên mở cửa và đưa hai tay cung kính chào. Tôi nói với người tiếp viên:
- Tôi muốn lên lầu hai và ngôi bàn gần cửa sổ để nhìn ra bờ sông. 
Người tiếp viên đi trước dẫn chúng tôi lên lầu hai và chọn đúng chỗ mà tôi đã yêu cầu, kéo ghế cho tôi và Bằng Lằng ngồi. Có lẽ hôm nay là ngày giữa tuần nên khách cũng thưa thớt. Vừa ngồi xong thì một nữ tiếp viên rất xinh đẹp bước đến lễ phép hỏi chúng tôi uống nước gì? Tôi nói với người tiếp viên:
- Cho tôi hai ly Red Wine.      
 Tôi biết Bằng Lăng đang ngượng ngùng vi lần đâu tiên đến chỗ sang trọng. Tôi nói với cô bé cho đở ngượng là để chú toàn quyền quyết định món ăn đãi cháu một bữa. Tôi nhìn thực đơn và bảo cô tiếp viên:
- Cho một phần cơm hai người ăn, nhưng thêm một môt đĩa bông lý xào.
Bằng Lăng thấy tôi kêu nhiều món quá sợ ăn không hết liền nói:
- Chú gọi thức ăn nhiều quá hà, làm sao ăn cho hết. Tôi nói đùa:
- Phải ráng ăn cho hết để Bằng Lăng mau lớn mà đi lấy chồng, chồng đang đứng đợi bên kia sông.
Tôi thấy hai gò má cuà Bằng Lăng ửng hồng, đôi mắt long lanh, nhìn ra bên kia sông xa vắng. Sao đôi mắt của Bằng Lăng giống đôi mắt của Phương Thanh cách đây hơn bốn mươi năm? Cũng long lanh và tinh nghịch. Người tiếp viên dem thức ăn lên đầy bàn, Bằng Lăng nhún vai, nói với tôi:
- Chú làm cháu phá giới. Cháu ăn chay một tháng bây giờ mới được hai mươi ngày. Nếu cháu có tội chú lãnh hết đấy nghen.
Tôi bỏ thức ăn vào chén cho Bằng Lăng và nói:
- Ok, chú chịu hết tội cho cháu. Chú sẽ xuống địa ngục và cháu lên niết bàn thành tiên cô, lâu lâu bảo lãnh cho chú lên tiên giới thăm. Nếu có thể chạy tiền ở lại luôn.
Tôi thấy cô bé vui lắm, ăn rất tự nhiên và ngon miệng. Tôi cũng cảm thấy đói bụng nên ăn cũng rất ngon. Thỉnh thoảng tôi cụng ly với Bằng Lăng. Chú cháu vừa ăn vừa nói chuyện.
 Tôi kể cho Bằng Lăng nghe về nước Mỹ, về những người Việt Nam định cư ở nước Mỹ thành công . Sự tự do và bình đẳng của con người. Không bao giờ đói rách. Về y tế rất tuyệt vời. Con người được luật pháp bảo vệ.






Bằng Lăng kể cho tôi nghe những chuyện ở trường đại học. Những cậu ấm cô chiêu học dốt nhưng năm nào cũng được điểm cao và lên lớp đều đều. Ra trường được ưu tiên về những ngân hàng thành phố. Những chuyện bực tức ở quán nhậu. Những thằng cán bộ, những thằng công an ỷ quyền cậy thế vào nhậu cái gì cũng chê. Xỉn xỉn nhìn mấy cô gái trực bàn như ăn tươi nuốt sống. Tay chân không bao giờ để yên, cứ quờ quạng bốc hốt. Có những đêm đi làm về khuya, cháu nằm mà thao thức suốt đêm, nghĩ đến thận phận con người, nhất là thân phận đàn bà con gái như cháu sao mà khổ. Người ta nói phận đàn bà như mười hai bến nước là sao hở chú? Tôi thấy tự nhiên Bằng Lăng buồn, đôi mắt xa vắng, não nùng. Tôi thấy lòng mình cũng xót xa. Tôi giải thích cho qua chuyện:
- Số phận người con gái như chiếc thuyền trôi giữa dòng sông.  Khi đến tuổi lấy chồng duyên nợ gặp người chồng tốt thì được hạnh phúc, nhưng gặp người chồng xấu, keo kiệt, hung dữ thì phải chịu khổ suốt đời.
Bằng Lăng có vẻ giận và nói:
- Cháu gặp người chồng keo kiệt dữ dằn là cháu bỏ liền. Người chồng phải biết bao dung, rộng lượng, biết tha thứ, biết yêu thương vợ con. Cháu thích người chồng lớn tuổi hơn cháu, nhiều kinh nghiệm, và từng trải về cuộc đời. Nhưng vợ chồng cũng là duyện nợ phải không chú?
Bằng Lăng vừa nói vừa nhìn xa xăm ra bờ sông. Tôi cũng nhìn ra bờ sông Sài gòn chiều đang xuống, vắng lặng và êm đềm…
Sài Gòn đã về đêm, đèn điện hai bên bờ sông bừng sáng. Những cặp tình nhân thả bộ hai bên bờ. Những chiếc xe gắn máy chở từng cặp lượn vòng. Tôi lại nhớ mấy câu thơ rất dễ thương của nhà thơ Nguyên Sa, Sài Gòn đi rất chậm buổi chiều. Cánh tay tà áo sát vòng eo. Có nghe đôi mắt vòng quanh áo. Năm ngón thơ buồn đứng ngó theo…Có ai biết tôi đang buồn chiều nay?  Nhiều năm lưu lạc trên xứ người, nhớ về Sài Gòn quay quắt. Nhớ từng kỷ niệm. Từng hàng me xanh đường Lê Thánh Tôn, tiếng nước chảy róc rách ở hồ Con Rùa, tiếng máy nổ của xe lam, xe cyclo máy trong những chiều trời đổ mưa nhanh. Cứ ước ao về một lần để đi lại những con đường xưa. Ngồi uống một ly cafe ơ Pagode, ăn một ly kem ở Kim Sơn. Ngồi bên bờ sông nhìn người qua kẻ lại. Nhưng bây giờ tôi đang ngồi đây, trên lầu hai một nhà hàng sang trọng của Sài Gòn mà lòng đau như ai xát muối. Tim thắt như ai bóp ngặt. Bạn bè đâu? Những ngưi muôn năm cũ hồn ở đâu bây giờ.
Bằng Lăng thấy tôi ngồi lặng yên, đập vào vai tôi nói lớn:
- Thôi mình về đi chú. Cháu thấy chú đang khóc, có một giọt nước mắt đang đọng trên mi mắt của chú. Chú nhớ ai mà nhớ nhiều thế. Cháu là một kẻ thừa.
Tôi đưa danh thiếp của người tài xế xe taxi khi chiểu và bảo Bằng Lăng goị xe đế đưa mình về. Tôi gọi người tiếp viên tính tiền. Nắm tay Bằng Lăng đưa xuống lầu. Đến mặt đường hai đứa đi lang thang trên vỉa hè. Gió mát hiu hiu nhè nhè. Tôi cảm thấy mình đang lạc lỏng và bơ vơ. Sài Gòn không phải của mình nữa rồi. Tôi đã mất Sài Gòn, mất thật rồi. Chiếc xe taxi nhận ra chúng tôi vừa trờ đến trước mặt. Tôi và Bằng Lăng lên xe. Suốt đoạn đường từ Sài Gòn về lại quán Quê Ta, hai đứa không nói một lời, cứ nhìn xe cộ chạy ngược chiều như mắc cửỉ. Tôi nhìn thấy Bằng Lăng mặt buồn xo và có vẻ mệt mỏi. Xe gần đến nơi tôi ôm vai cô bé kéo sát vào mình và nói lời xin lỗi. Bằng Lăng bước xuống xe nhìn tôi và nói thật nhỏ:
- Chú về ngủ ngon và nhiều mộng đẹp.
Mái tóc bỏ xỏa một bên bờ vai, hai vai thon gầy guộc, Bằng Lăng đi lần vào con hẻm phía sau quan nhậu Quê Ta. Ánh điện từ ngoài đường chiếu vào con hẻm in bóng nàng đi trước, dẫn bước nàng lầm lủi theo sau. Tôi nói với theo:
- Trưa mai chú sẽ ghé quán.
Tôi bảo tài xế đưa tôi về Gò Vấp. Trên đường về nhà, lòng buồn vô hạn. Không biết có vô tình tôi bỏ một hòn sỏi nhỏ vào một ao nước trong veo, tĩnh lặng.



 
Sáng nay tôi dậy muộn màng.  Còn ba ngày nữa về lại Mỹ. Tôi cố gắng phải đi thăm những người bạn cùng học một trường Trần Cao Vân ngày xưa và những người ban cùng khóa Thủ Đức nhưng không may mắn được đi Mỹ. Tôi không gọi điện thoại cho Bằng Lăng. Sẽ dành cho cô bé một ngạc nhiên.
Trong hai ngày đi thăm những người bạn thân còn lại. Thật là vui và cảm động. Những người bạn ngày xưa vác tuổi thơ của tôi đi vứt tứ hướng, mười phương. Những Ng. Th. H. một thời của Trần Cao Vân, Tam Kỳ, một quận ly bé nhỏ của miền trung nhưng đầy ắp tinh bạn bè. Những Nh. T. D. một thời của đời lính trấn thủ lưu đồn tại thị xã Pleiku đìu hiu hút gió. Một thành phố núi lính nhiều hơn dân. Một thành phố "đi dăm phút trở về chốn cũ’ (thơ NHD), "tiếng phi cơ, tiếng xe và tiếng súng, anh còn tiếng nào để nói yêu em." (Thơ Kim Tuấn)
 Ngày cuối cùng tôi dành cho Bằng Lăng. Tôi đến quán Quê Ta đúng mười một giờ sáng. Vừa bước vào quán, cô gái tiếp viên gặp lần đầu tiên chợt thấy tôi mừng rở, chạy đến nói líu lo:
- Tưởng chú về lại Mỹ mất rồi. Bằng Lăng về quê sáng hôm kia vì mẹ Bằng Lăng trở bệnh nặng. Bằng Lăng có gởi một lá thư nhờ cháu trao lại chú.
Tôi cảm ơn cô gái và mở thư ra đọc, Bằng Lăng viết : ‘’Má cháu bịnh nng cháu phải về quê gấp. Cháu sẽ cố gắng lên sớm để kịp tiễn chú đi. Phải tiễn chú đi. Và để biết người đi buồn hay người ở lại buồn hơn. BL’.
Đọc mấy giòng chữ của Bằng Lăng tôi cảm thấy lòng hụt hẫng, mất mát, sụp đổ. Tôi đứng lặng thinh một hồi lâu và tôi nói với cô tiếp viên:
- Cho chú vào phòng VIP1 có đưc không? 
Cô tiếp viên trả lời rất vui:
- Dạ phòng VIP1 còn đang trống, mời chú vào.
Tôi bước vào phòng VIP1. Căn phòng mà lần đầu tiên tôi vào cùng Ngọc và gặp Bằng Lăng. Bây giờ sao vắng lặng, hắt hiu. Tôi gọi điện thoại cho Ngc và bảo Ngọc bằng mọi giá phải đến quán Quê Ta vào phòng VIP1. Ngọc nói mười phút sẽ có mặt. Tôi ngồi xuống ghế và bảo cô tiếp viên:
- Cho bia Heinecken và thức ăn gì cũng được.
Tôi cảm nhận một sự mất mát đang ập đến. Một sự mất mát vĩnh viễn. Có mệnh hệ nào đến với Bằng Lăng không nhỉ? Mẹ Bằng Lăng? Tôi nghĩ đến mẹ Bằng Lăng, một cô gái thành phố hoa lệ giàu sang mà chấp nhận về sống dưới quê âm thầm, buồn bã và khổ cực. Một người con gái cả một tuổi thơ sống trong nhung lụa ở Sài Gòn, trên đường Hòa Hưng, hát hay và đi dạy học. Sau năm bảy lăm nhà cửa bị tịch thu, gia đình tứ tán. Tôi uống nửa ly bia lạnh và ngồi bất động. Cô gái tiếp viên lay vai tôi và hỏi:
- Chú có cần một cô ngồi nói chuyện với chú không?





- Chú cần yên lặng.
Tôi nói với cô gái và gọi điện thoại cho Bằng Lăng, nhưng chuông điện thoại đổ hoài mà không có người nghe. Cô gái biết ý nói với tôi là Bằng Lăng đi về gấp lắm nên bỏ quên điện thoi không mang theo. Tôi tính hỏi cô gái làm cách nào đ liên lạc với Bằng Lăng thì Ngọc mở cửa bước vào, thấy tôi ngồi một mình với cô tiếp viên, tưởng là có chuyện vui trước khi xa Việt Nam. Ngọc hỏi một cách vu vơ:
- Tính trả nợ đời cú chót để từ giã Việt Nam hở bạn hiền?  
Tôi bực tức, và buồn bã nói một cách cộc lốc với Ngọc:
- Tôi đang đánh mất một cái gì đó to lớn lắm, và chắc không bao giờ tìm lại được.
Ngọc  nhún vai nói có v triết lý ba xu:
- Có tiền là cái gì cũng có ông bạn ơi.
Tôi hậm hực:
- Nhưng có những cái mất đi không bao giờ tìm lại được và có bao nhiêu tiền cũng không mua được.
Từ khi vào đến giờ Ngọc không nhìn thấy Bằng Lăng nên hỏi cô tiếp viên:
- Bằng Lăng hôm nay nghỉ sao không thấy? Hèn gì bạn hiền của mình buồn. Còn một chiều nay là xa em rồi.
Nghe Ngọc nói tôi lại cảm thấy buồn hơn và hụt hẫng. Tôi nói với Ngọc:
- Bạn không hiểu được mình bây giờ đâu. Cứ uống bia tự nhiên với cô bé nầy và ngồi hết chiều nay rồi về cũng được, mình đang cần say trước khi xa Sài Gòn.
Cô bé tiếp viên chắc đoán một chuyện gì đó giữa tôi và Bằng Lăng nên nhìn tôi thật lâu và nói:
- Chú biết hôn? Bằng Lăng đang vào đến phòng thay đồ làm việc thì nghe điện dưới quê gọi lên bảo Bằng Lăng phải về gấp vì mẹ Bằng Lăng trở bịnh nặng đang đưa vào bệnh viện. Bằng Lăng lên văn phòng quản lý xin phép và viết mấy dòng chữ gởi chú. Vội vàng chạy ra cổng đón xe về ngay dưới quê. Tội nghiệp con nhỏ thương mẹ và có hiếu với mẹ lắm.
Tính Ngọc hay tò mò và luôn nghi ngờ nên hỏi:
- Bằng Lăng xinh và có học như vậy đã có người yêu chưa?
Cô tiếp viên như ngươi nể phục Bằng Lăng nên trả lời một hơi:
- Bằng Lăng khó tính và nghiêm nghị lắm và con bé cũng thông minh nữa. Ngoài việc tiếp khách tại bàn, cái gì quản lý cần là hỏi Bằng Lăng. Ở đây ai cũng nể Bằng Lăng. Tháng trước có ba người Mỹ vào đây ăn. Quản lý phải gọi Bằng Lăng ra tiếp khách. Con bé nói tiếng Anh giỏi nên mấy ông Mỹ thích lắm và cho tiến bo thật nhiều.
- Bằng Lăng tiếng Anh giỏi như vậy sao không xin nơi khác để làm mà làm ở đây cho khổ. Tôi hỏi cô gái tiếp viên.
- Làm ở đây tuy khổ và bị hiểu lầm nhưng có nhiều tiền bo. Cô tiếp viên trả lời và nói tiếp:
- Hôm tất niên vừa rồi, ở đây tổ chức văn nghệ mời ba ca sĩ nỗi tiếng thành phố về hát. Và ba cô tiếp viên ở đây tham gia văn nghệ. Trong đó có Bằng Lăng tham gia hát. Bằng Lăng mặc áo dài đẹp lắm và hát còn hay hơn ca sĩ, ai cũng khen và vỗ tay quá trời.
Tôi hỏi cô gái:
- Bằng Lăng hát bài gì mà hay?




  Cô gái trả lơì có vẻ hãnh diện:
- Bài "Sầu lẻ bóng’’ cuả nhạc sĩ Trúc Phương. Chú biết không, mẹ của Bằng Lăng ngày xưa là một ca sĩ. Nhưng bà bỏ không theo nghiệp cầm ca vì một chuyện tình gì đó, nghe Bằng Lăng kể nhưng cháu không rõ lắm.
Bản nhạc "Sầu lẻ bóng’’ Phương Thanh đã hát cho tôi nghe đêm cuối cùng để ngày mai tôi về Trung thăm cha mẹ rồi vào trình diện trại nhập ngủ số 1 ở Đà nng. Tôi nhớ như in tối đó nàng đứng bên cửa sổ trên căn phòng học, tôi đứng bên cửa sổ phòng trọ, hai đứa nói chuyện thật lâu và nàng hát bài Sầu Lẻ Bóng để tặng tôi. Tiếng hát của nàng không đàn không trống nhưng dìu dặt, nghẹn nào, nảo nùng. Tiếng hát và lời ca cứ đeo bám trong tôi suốt những ngày chinh chiến, những ngày lưu lạc trên xứ người…Cô bé nói đến mẹ Bằng Lăng, tôi bèn hỏi:
- Cháu có biết mẹ Bằng Lăng tên gì không?
- Dạ cháu không biết. Nhưng Bằng Lăng rất hãnh diện về ba mẹ. Có nhiều lúc Bằng Lăng tâm sự nếu không đổi đời thì Bằng Lăng không bao giờ làm nghề tiếp viên và hầu hạ mấy thằng cán ngố đâu.
 Ngọc thân với tôi từ ngày còn học trung học. Tôi biết tính Ngọc rất thẳng thắn nhưng rất tình cảm, thương yêu và lo lắng cho bạn bè. Ngọc thấy tôi buồn có lẽ hiểu được it nhiều tâm trạng tôi trong lúc nầy. Ngọc nói để cho tôi vui:
- Cái gì cũng do số mạng. Nếu hôm trước đi thẳng xuống ông Th. thì làm sao gặp Bng Lăng.
Tôi nói với Ngọc trong sự lo lắng:
- Sao tôi nghĩ đến mẹ Bằng Lăng. Hình như…Ngọc lại cắt ngang câu nói của tôi:
- Thôi uống hết chai bia nầy rôì tôi chở bạn về nhà nghỉ và để sửa soạn ngày mai tám giờ là bạn ra phi trường.
Tôi goị cô tiếp viên tính tiền và còn bao nhiêu tiên VN tôi tặng cho cô bé. Cô tiếp viên đưa tôi và Ngọc ra đến hành lang và nói với tôi:
- Cháu sẽ nói lại với Bằng Lăng là chú có đến nhưng không có Bằng Lăng chú buồn lắm. Bằng Lăng lên mà không gặp chú chắc con bé cũng buồn hơn chú. Khi nào chú về lại, chú nhớ ghé quán và đừng quên tụi cháu nghen. Thôi chú đi mạnh giỏi. Cháu cảm ơn chú nhiều lắm.
 Trên đường về nhà, tôi và Ngọc không nói một câu. Có lẽ Ngọc hiểu được nỗi buồn của tôi nên tôn trọng sự im lặng. Gần đến nhà Ngọc hỏi tôi:
- Hành lý của bạn đả sẳn sàng rồi chứ?. Thôi bạn về nghỉ ngơi cho khoẻ mai đi sớm.
Tôi bắt tay Ngọc nói lời cảm ơn và bước vào nhà.
Vào đến nhà tôi nói với người nhà vừa uống bia với mấy người bạn nên cần ngủ một chút cho đỡ mệt. Nhưng khi nằm xuống giuờng tôi lại nghĩ đến Bằng Lăng. Ngày mai đi ri chắc không gặp lại cô bé. Cầu mong cho mẹ Bằng Lăng khoẻ mạnh để Bằng Lăng đở vất vã và lo lắng.
Tôi cố dổ giấc ngủ cho êm ả để quên tất cả những gì đã gặp phải trong những ngày ở Sài Gòn. Nhưng hình ảnh của Bằng Lăng giống Phương Thanh?. Giống đôi mắt tinh nghịch nhưng buồn, sầu lắng. Đôi môi mọng đỏ, miệng cười duyên dáng. Tại sao Bằng Lăng lại vỗ vào lòng tôi những nỗi buồn hắt hiu, và nảo nùng…




 

Sáng hôm sau tôi dậy lúc 6 giờ. Gia đình đã chuẩn bị một bữa điểm tâm với hủ tiếu M Tho và càfê sữa. Tôi ăn một bữa điểm tâm thật ngon và đậm đà tình gia đình thân thiết. Bảy giờ ba mươi phút xe taxi đến chở tôi ra phi trường. Phi trường Tân Sơn Nhất buổi sáng có những chuyến bay đi các nước trên thế giới, nhưng đi Mỹ và Úc là nhiều người tiễn đưa nhất. Riêng tôi, tôi cũng không cần ai tiễn đưa làm bịn rịn lòng người ra đi và làm mất thì giờ người ở lại. Tôi đẩy hành lý vào trong khu vực gởi hàng và gởi hàng rất nhanh vì hành ly của tôi cũng không gì quan trọng. Tôi cách ly với bên ngoài nhưng lòng như bỏ quên một cái gì ở lại cứ vấn vương. Tôi quay nhìn lại những người tiễn đưa những người thân và tìm một hình bóng. Một hình bóng lẫn khuất trong lòng mình, làm sao tôi nhìn thấy và có ai để nhìn thấy, có ai đưa tay vẫy để tiễn đưa tôi khi xa đất nước mến thương, xa Sài Gòn một thành phố biết bao nhiêu kỷ niệm của tuổi thơ, và những ngày đổi đời cơ cực. Tôi kéo vali bước lên cầu thang như một chiếc bóng, lầm lủi và cô đơn. Khập khiễng như bước bên lề cuộc đời…
Một đường bay dài từ Việt Nam đến Mỹ gần hai mươi giờ đồng hồ, có nghỉ lại Seoul 2 giờ. Suốt chặn đường bay tôi ngủ vùi. Đến thành phố Seattle, Washington, gần mười giờ tối. Về đến nhà với một thân xác mệt mỏi và tâm trí rã rời. Gặp lại những người thân trong gia đình rất mừng rỡ sau một tháng xa cách.
Tôi cố dỗ một giấc ngủ cho lấy lại sức. Nhưng giờ giấc thay đổi, bây giờ là ban ngày bên Việt Nam nên tôi không ngủ được. Tôi trở dậy mở computer check mail. Một cái mail trong hộp thư riêng của tôi là thư của Bằng Lăng. Tôi rât mừng như tìm lại được một vật quý giá đã đánh rơi. Bằng Lăng viết: 
Chú Phương!
Đáng lẽ sáng hôm nay là ngày mở cửa mả cho mẹ cháu, nhưng cháu phải cố gắng thuê xe chạy vội vã lên thành phố để tiễn chú đi. Nhưng đến nơi thì chỉ nhìn thấy chú kéo hành lý bước lên cầu thang máy. Cháu cố goi chú thật lớn và đưa tay vẫy vẫy, nhưng làm sao chú nhìn thấy được cháu, vì cháu lẫn khuất trong hàng trăm người tiễn đưa. Cháu cố nhìn chú một lần cuối, cháu có thấy chú quay lại nhìn những người tiễn đưa và bóng chú mất hút trên cầu thang.
Chú ơi! Cháu đã mất mẹ, người mẹ thân yêu nhất của đời cháu. Và đời cháu sẽ về đâu khi không còn mẹ, còn cha. Cháu về đến nơi thì mẹ còn tỉnh táo, nắm tay cháu và trao cho cháu một gói quà và một lá thư. Mở gói quà cháu thấy một tượng Phât cẩm thạch màu xanh giống hệt tượng Phật mà chú mua tăng cháu hôm vào chợ Bến Thành. Lá thư mẹ dặn cháu sống làm người phải biết yêu thương mọi người. Phải cố gắng học để thành người tốt. Và khi lập gia đình phải tìm hiểu thật kỷ những người đàn ông chung tình, hiền từ, chân thật và bao dung.
Chú ơi! Làm sao cháu học được khi không còn mẹ, còn cha. Rồi cháu sẽ đi về đâu. Biết bao nhiêu cạm by đang bủa vây cháu. Cháu cố chạy thật nhanh để gặp chú nói với chú một câu: Làm sao tìm được người chân thật hở chú. Cháu thật buồn khi ngồi một mình trong phòng trọ và viết mấy dòng chữ nầy gởi đến chú như cúi xuống nói với lòng mình thật nhỏ: cháu cô đơn quá như đứa trẻ mô côi chú Phương ơi.

Cháu Bằng Lăng


Như một linh tính đã báo trước, tôi chơi vơi, hụt hẫng khi biết đích xác Phương Thanh là mẹ của Bằng Lăng. Và tôi nói với lòng mình: Chú sẽ lo cho Bằng Lăng thành người để chuộc lại những lỗi lầm xưa.


 
Trần Thế Phong
(cựu hs TCV)

No comments:

Post a Comment