Thường chúng ta hay đề cập tới người sĩ phu B ắc Hà. Danh
tiếng vang lừng của họ cho đến bây giờ trên văn đàn vẫn còn lưu lại,
hay đẹp trong chữ nghĩa. Ng ồi nhà chỉ trích thói hư tật xấu, tả xung hữu đột trên văn đàn,
khôn ngoan trong xử thế, lưu loát trong ý tưởng.
Người sĩ phu
Quảng Nam không được như vậy, nhưng sự hy sinh của họ thật vô cùng to lớn. Quan niệm
của họ thực tế, dấn thân để phụng sự
nước
nhà một cách mãnh liệt. Đôi khi họ biết việc làm khó thành công
nhưng họ vẫn tiến bước, đạp lên tất cả những rào cản chướng ngại để thể hiện mục đích của mình. Khi quân Pháp bắt
đầu
xâm lăng Việt Nam, số lượng sĩ phu Qu ảng Nam hy sinh nhiều nhất so với các tỉnh thành khác. Từ các phong trào khởi đầu chống quân xâm lược
như Văn Thân, Cần Vương, Duy Tân, Việt Nam Quang Phục Hội v.v..Lãnh đ ạo quần chúng biểu tình chống
sưu cao thuế nặng, những đảng
phái sau nầy
nhất là Việt
Nam
Quốc Dân Đảng đều có các sĩ phu Quảng Nam tham gia đông đảo nhất. Sĩ phu Quảng Nam lăn lộn trong thực tế, hòa
nhập
vào quần chúng
để
lãnh đạo chứ không đứng bên lề. Chính
vì
vậy đã đ ể
lại cho đời tấm gương trung liệt. Trần Cao Vân là một trong những sĩ phu Quảng Nam
nêu cao tinh thần hy sinh,
hiên
ngang bước lên đoạn đầu đài một cách dũng
mãnh không s ợ sệt.
Tấm gương hy sinh của ông luôn luôn sáng ngời trong lòng
người hậu thế.
Trần
Cao Vân, sinh năm Bính Dần 1866 tại Tư Phú, Gò Nổi,
Điện Bàn, Quảng Nam. Ông mang nhiều tên Trần Công Thọ,
Trần Cao Đệ, vào chùa lấy tên là Như Ý, bi
ệt hiệu Hồng Việt, Chánh
Minh. Khi tham gia cách mạng
ông
lấy tên là Trần Cao
Vân.
Ông sinh ra và lớn lên trong thời kỳ đất nước
loạn ly nên cuộc
đời của ông chìm nổi theo vận mệnh đất
nước.Ôông mồ côi
mẹ
khi lên 8 tuổi, từ nhỏ ông thể hiện một tư chất hơn người,
ham học, ham tranh cãi đ ể tìm một chân lý cho cuộc sống. Chính những
yếu tố nầy
đã nuôi ông lớn khôn. Khoa thi Nhâm Ngọ (1882) ông đột ngột bị đau nên không tham dự. Khoa thi Mậu Tý
(1888) ông có tham dự, nhưng
lòng
d ạ không an tâm khi đất nước chìm sâu trong sự thống trị của quân thù, ông trúng tuyển Trường Nhất, Trường Nhì nhưng l ại hỏng Trường Tam
nên lui vế Cổ Lâm
Tự (Đại Lộc) chuyên tâm
về
Kinh Dịch. Ông là người biên soạn Trung Thiên Đạo bắt nguồn từ Trung Thiên Dịch. Tuy trên con đường khoa bảng của ông không suông sẻ nhưng qua thơ phú và kinh dịch của ông để lại, chứng tỏ ông là con
người có một trí tuệ uyên thâm hơn
người. Ông cảm thấy thi cử không cần thiết với ông lúc bấy giờ, nên những
khóa
thi sau ông không tham dự. Ông là một nhà cách mạng mà số năm tù tội
cao nhất. Ông đã nằm tù tại Côn Đảo mất 6 năm, nghĩa là từ lúc
trưởng thành đến khi lên đoạn đầu đài (1885 – 1916) 31 năm,
trong thời gian nầy không ngơi nghỉ tham
gia những tổ chức
chống Pháp, ngoại trừ những năm trong tù. Ông thể hiện một quyết tâm đánh
đuổi quân thù ra khỏi nước. Ông bôn ba từ Nam Ngãi Bình Phú, kết nạp với những
nhà yêu nước khác để chống giặc, nhưng mọi chuyện đều bất thành. Lòng của toàn dân lên
cao nhưng vũ khí quá thô sơ, dao, mác, t ầm vông, làm sao chống lại
súng đạn. Vì vậy bao nhiêu cuộc nổi dậy đều bị quân thù dập
tắt.
Đáng ghi nhớ là tinh thần Trần Cao Vân rất cao, hết keo nầy
bày keo khác, ông không mệt mỏi theo sát hướng đi của mình đã định.
Khi chứng kiến đám
tang của cụ Hoàng Diệu tử tuất trên
thành Hà Nội (1882) tiếp theo là cái chết của vua Tự Đức, để lại
một
triều đình tan tác, tranh dành quyền lực
giữa thâm
cung không lo gì an nguy đất nước. Ông ngao ngán cho cái
đám quan lại thối nát nên ông càng quyết
tâm hơn trên con đường chống xâm
lăng mà mình đã chọn.
1908 ông cùng tham gia với các
nhà yêu nước Quảng Nam khác như Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc
Kháng,
Phan
Thúc
Duyên,
Tiểu
La
Nguyễn
Thành,
Châu Thượng Văn, Lê Bá Trinh, Trương Bá Hy
và
nhiều nhà yêu nước
khác
đứng ra biểu tình kháng thuế ở Quảng Nam trở thành một phong
trào rộng lớn
lan
ra các tỉnh khác như Phú Yên , Quảng Ngãi,
Bình Đ ịnh, Thừa Thiên-Huế, Quàng
Trị,
Quàng
Bình, Nghệ An…làm cho thực dân Pháp phải lao đao. Phong trào nầy
đã
bị Pháp đè bẹp
thẳng
tay. Các cụ Trần Quý Cáp, Châu Thơ
Đồng bị tử hình còn ông Trần Cao Vân lãnh án tù chung thân
khổ
sai đày ra Côn Đảo. Đúng là Quảng Nam từ xưa là cái nôi
của cách mạng do
các sĩ phu yêu nư ớc cầm đầu.
Sau 6 năm tù khổ sai ở Côn đảo, 1904 Trần Cao Vân
và
Trương Bá Hy được thả trở về đoàn tụ với gia đình đư
ợc 1 năm.
Cuối năm 1915, Thái Phiên mời Trần Cao Vân, Phan Thành Tài, Đỗ
Tự và một số nhà cách mạng
khác
ở Quảng Ngãi, Quảng
Bình, tham gia Việt Nam Quang Phục Hội. Trần Cao Vân thảo một
bức
thư gửi vua Duy Tân khơi dậy cái nhục mất nước, Ông và
Thái Phiên được phân công
gặp nhà vua ở Phu Văn Lâu, hai ông giả làm người câu cá để tiếp xúc với vua, hoạch định đường lối và tổ chức cuộc binh biến
đêm 3-5-1916. Cuộc khởi nghĩa bị lộ
vua Duy Tân
bị
đày sang đảo Réunion, còn Thái Phiên,
Trần Cao Vân, Tôn Thất Đề, Nguyễn Quang Siêu bị xử chém ở cửa An Hòa (phía tây bắc thành phố
Huế) ngày
16-4
Bính Thìn, tức ngày 17-5-1916.
Cái chết của Trần Cao Vân, cũng như những cái chết
của các nhà yêu nước Quảng
Nam khác bị
Pháp giết, đã nói lên tinh thần sĩ phu Quảng Nam
sẵn
sàng dấn thân cứu nước. Việc
làm của họ là ánh lửa soi đường cho
các thế hệ sau dấn bước. Họ không thành công
nhưng sự hy sinh của họ đã làm nên ánh hào quang cho dân tộc ghi nhớ muôn đời. Ngôi trường
Trần Cao Vân ở Tam Kỳ rất
xứng
đáng mang tên người anh hùng nầy. Sự thông minh hiếu
học của ông, là một động lực thúc đẩy
cho những môn sinh từng
xuất
thân nơi đây khi ra đời noi theo. Nhân cách và sự hy sinh của ông cũng nói lên cho t ất cả biết tinh thần Trần Cao Vân bất diệt. Chúng ta luôn luôn lấy đó làm kim-chỉ-nam cho cuộc sống,
và rất
xứng
đáng khi xuất thân
từ mái trường nầy/.
Houston, ngày 8 tháng 4 năm 2013
Lương Quang Bình
*Tài liệu tham khảo:
-“Gương Trung Liệt” Trần Cao Vân và người vợ gương mẫu
Việt Nam (Nguyễn Tam Phù
Sa)
-Nghĩ về nhà
cách mạng Trần Cao Vân (Bùi Văn Tiếng)
-Trần Cao Vân
(không đề tên tác giả )
TCV, 1964
No comments:
Post a Comment