Trường Trần Cao Vân Hành Khúc

Trường Trần Cao Vân Hành Khúc

Tuesday, March 4, 2014

Antarctica - Nam Băng Dương - Trinh Hoè


Cách đây khoảng 70 năm, nhạc sĩ Văn Cao sáng tạc bản nhạc Chiến Sĩ Hải Quân,
có câu:
  ".... Thân phơi trên Nam Băng Dương, nước xanh hồn Thái Bình Dương ...."
 
Năm 1970 tôi gia nhập Hải Quân VNCH, mãi đến tháng 4, 1971 tôi mới vào
trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang, và hầu như 5 ngày trong tuần
mỗi lần di chuyển từ cấp trung đội trở lên nếu không hát Tiến sóng Vân Đồn, thì
cũng ca bản "Chiến sĩ Hải Quân", đôi khi ca cả hai bản, và đi đều bước!
Riết rồi  "Thân phơi trên Nam Băng Dương, nước xanh hồn Thái Bình Dương"
khắc ghi trong óc, trong đầu tôi cho đến bây giờ.
 


Tôi mơ một ngày đặt chân lên Nam Băng Dương lắm, đặc biệt
khi hai mắt còn mở, để thấy ở đó có gì mà nhạc sĩ Văn Cao ở Việt Nam lại nghĩ đến lời nhạc cho"chiến sĩ Hải Quân Việt Nam" sao mà hùng hồn, khí phách như vậy!
 
Lúc đó tôi mới tuổi đôi mươi, bây giờ tôi sắp sửa 6 bó cộng 4 và giấc mơ trên thành tựu.  Vợ chồngchúng tôi vừa làm 1 chuyến đi Antarctica, khởi hành từ thành phố
Ushuaia, Argentina, 1 thành phố cực nam trên trái đất này!
Xin cảm ơn Trời Phật đã cho chúng tôi có cơ hội này.
Chúng tôi đi 1 chiếc tàu nhỏ, thủy thủ đoàn và toán thám hiểm (expedition team)
63 người, và hành khách tối đa 100 người. Do vậy chúng tôi đi sâu vào các kênh,
vịnh bên trong sâu vào đất liền, và đổ bộ lên đất liền, đảo. Các du thuyền (cruise) lớn
không làm được điều này! Một yếu tố nữa là theo ATS (Antarctica Treaty Systems),
chỉ cho đổ bộ lên bờ mỗi lần không qúa 100 người, có nhiều chỗ giới hạn 50 người.


 
Mỗi năm chỉ mở cửa cho thăm viếng vào mùa hè, từ tháng 12 đến giữa tháng 3 mà thôi. Xin nói thêmtoán thám hiểm có 6 người, họ đa số là những nhà chuyên môn
về chim chóc, cá mập, cá heo (mammals), environments. Trong chuyến đi này, khi tàu di chuyển, haytối (có nghĩa là trời vẫn sáng, 11 giờ đêm mới thấy tối), họ thuyết trình
về hải âu, đời sống về whales, seals, đặc biệt về penguin! Có một người trong toán
từng làm research ở US stations. Những researches, hoạt động của Hoa Kỳ ở antarctica do NSF tài trợ! Anh ta có trình bày cho coi hoạt động của các căn cử Hoa Kỳ
ở đây (tất cả có 5 căn cứ.)
 
Antarctica rộng khoảng 1.5 nước Mỹ! Mênh mông! Bạt Ngàn! Gần như một màu trắng!
Đa số chúng tôi lên các đảo, duy chỉ có 1 lần đổ bộ lên đất liền của antarctica!
Một ước mơ trong đời, tôi mang theo lá cờ vàng ba sọc đỏ. Định cắm lưu niệm ở đó,
nhưng điều lệ về environments của ATS rất nghiêm khắc, không được để 1 vật gì
sót lại, nên tui không làm được ước mơ đó, thôi thì ghi lại bằng hình, chứng cớ
cờ vàng ba sọc đỏ có hiện diện, 1 lần tung bay trên địa lục của Nam Băng Dương
với vợ chồng tôi!
 


Chuyện bên lề:  Vì thấy tui là người Việt nam từ Mỹ, và biết tui là cựu hải quân VNCH,
ông thuyền phó (dân Pháp) đến nói chuyện với tôi, và giới thiệu mẹ ông là người VN
từ Hà Nội, và vợ ông cũng là người VN. Tôi thấy cả vùng trời VN trong trí tôi.
Dù đang ở Nam Băng Dương tôi thấy hình ảnh quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
trước mặt mình! Dù thân tôi đang trôi nổi ở Nam Băng Dương nhưng hồn tôi
đang thả về Biển Đông, Thái Bình Dương!
 
Tui có chụp hình với vị thuyền phó và thuyền trưởng, một kỹ niệm rất qúy!
 
Tôi đã upload lên Picasa 1 số hình ảnh, muốn các bạn xem cho biết.
Xin nói trước chúng tôi không khoe khoang, không quảng cáo vị lợi gì hết.
Muốn chia xẻ vì trước đây anh Lê Tuấn Ngộ, tức nhà thơ Mạc Phương Đình,
bảo tôi, "chú em có cơ hội nên chia xẻ hình ảnh với các anh chị em khác."
 


Đây phải nói là 1 chuyến đi nhớ đời! Rất hên là sau khi vượt qua
"Drake passage", một hải trình đầy sóng gió, nổi tiếng "hắc ám nhất"
trên thế giới, thì biển rất êm, trời trong, và ấm nữa! Do vậy chúng tôi được vị thuyền
trưởng và toán thám hiểm đưa lên đổ bộ nhiều chỗ hơn là ấn định trong chương trình.
Khi đi thăm Antarctica từ Argentina thì có người đặt tên là "Drake shaker" hay gọi đó
là "Drake Tax!". Các bạn sẽ thấy ít nhiều qua hình tui chụp, tuy giới hạn góc độ!
Khi vượt qua  Drake Passage, tôi nhờ dùng thuốc say sóng (patch dán sau cái tai),
nên tôi vẫn khỏe nhưng vợ tôi và 1 số người khác "phải đi nằm". Tôi rất thích
vì lần đầu tiên đi biển, có tuyết rơi! Hôm đi biển khá động! Chiếc tàu "lắc lư con tàu đi!"
 
Sau khi vượt qua Drake Passage, nhất là khi vào được núi che bọc, biển tựa như mặt hồ! Mặt nước phẳng lặng như mặt gương! Khi xem hình các bạn sẽ thấy tui không nói ngoa đâu!
Tôi chưa bao giờ thấy cái hùng vĩ của núi đá với tuyết phủ, và chao ôi  những tảng băng thạch bồng bềnh trên nước qúa ư là "tuyệt đẹp!" Các bạn sau khi xem hình
chắc cũng ồ, chép lưỡi khen thầm và cảm ơn tạo hóa ban cho loài
người những kỳ tích này! 

Trước khi được các nhà thám hiểm khám phá, Antarctica là nơi trên trái đất chưa có con người "thổ dân" sinh sống, thay vì chỉ có triệu triệu con penguins, (Tôi không biết dịch là gì) và nhiều lắm cá mập (whales vài ba loại), cá heo (seals, nhiều loại), và chim

chóc. Bây giờ antarctica có người sinh sống, họ đến như trong điều lệ của ATS là những ngưòi đến làm nghiên cứu  chứ không phải định cư lâu dài! Chắc không ai
muốn ở đây vì mùa đông có thể xuống dưới 50 độ C, hay lạnh hơn nữa!
 
Cá mập:
Chắc ai đi biển mà thấy đàn cá mập đang bơi lòng như rôn vui lên.
Hễ mỗi lần có cá mập là có thấy đàn hải âu bay theo "ăn mót"!
Trước đây ở đảo Deception Island, khu hình vành móng ngựa, nơi lánh bảo rất an toàn,
có 1 cơ xưởng làm cá mập rất lớn. Nhưng trời không tha, khoảng năm 1969, núi lửa
coi như phá hư toàn bộ! Trong hình sau những hình về cá mập, tôi có ghi lại hình
ảnh những căn nhà, ghe, tàu bị núi lửa đốt cháy, dậm chìm, và 1 số người chết!
Nhìn cảnh vật tôi cứ phân vân có phải đây là luật nhân qủa chăng?
Tôi cũng thấy môt bộ xương của cá mập trên bờ, tôi có chụp hình.
Thì ra mọi sinh vật lớn, bé, khôn dại, cũng không thoát khỏi cái luật sinh tử.
 


Penguin:
     Xin kể lại những gì tui học được:
Cái đặc biệt về Penguins là thay lông (molt hay molting).
Lông của con penguin như là áo ấm và waterproof (không thấm nước.)
penguin nó thay toàn bộ lông 1 lần (như thay áo vậy.)
Muốn vậy, con penguin phải làm:

1. Khi nó mọc lông non, nó ăn nhiều lắm, gấp 2 hay 3 lần số lượng ăn thường ngày.
    (Ở antarctica, penguins và seals ăn krills (con tôm nhỏ)

2. Khi molting, con penguin ở trên cạn 2 đến 3 tuần, không xuống nước nên không ăn
    gì cả (Fasting). Ở antarctica, nó uống nước bằng ăn tuyết! Trời sinh!
    Lông mới sẽ đẩy lông củ ra từng mảng. Tôi có chụp hình!
3. Sau đó, bơi xuống nước, ăn bù!
 
Do vậy khi penguin thay lông, du khách tuyệt đối không được lại gần,
hay disturb, vì chúng rất yếu! Ở nam cực con penjuin thay lông, fasting
giống như mấy anh gấu trắng ở bắc cực hibernate (ngủ, fasting
trong mùa đông vậy!)
 
Con penguin con/nhỏ gọi là "chick", cũng giống như tiếng người ta gọi
mấy cô choai choai "high school"!
 
Nhìn con penguin chúng ta không biết con nào đực cái.
Penguin làm tổ (ở antarctica) bằng cách dùng những viên đá nhỏ.
Có chụp hình. Tôi có chụp hình con penguin "ăn cắp" đá làm tổ!
Con penguin nhận ra cha mẹ, con cái của mình qua tiếng kêu.
Cả cha lẫn mẹ thay phiên kiếm mồi cho con cái.
Cha mẹ dạy con penguin "ăn" phải "excercise"!
Tức là sau khi mớm, cho ăn nửa chừng, penguin cha/mẹ
sẽ bỏ con, chạy đi chổ khác, tức là penguin con chạy (dí) theo
để tìm cơm! Sau khi đuổi kịp được mẹ, mẹ cho ăn tiếp!


 
Tôi hỏi người trong toán expedition là nếu con me hay cha
ra biển kiếm ăn bị chết thì sao? Thì đành chịu, con cha hay mẹ
phải bỏ con bơi ra biển kiếm mồi cho con! Trong khi đó
thì con penguin con số phận: hên xui ..xui thì
bị mấy con qụa xực ngon đơ!

Khi lên 1 đảo, khoảng 1/4 triệu con penguin! Penguin every where!
Tôi có thấy nhiều xác penguin chết. Tôi hỏi anh chuyên môn về chim chóc,
penguin là có research nào biết penguin thường chết vì bịnh gì không?
Anh ta trả lời: chưa biết!

Sau hình 1 thi thể của con penguin, có vài ba tấm hình theo sau. Các
bạn hãy xem từ từ để thấy: Penguin và con người: Một đời penguin
chả khác nào một kiếp người! Nếu khác thì chỉ là khoảng thời gian
trên dương thế thôi. Tất cả rồi cũng trở về cát bụi! vạn pháp vô thường!
 
Thôi cũng đã dài: Mời các bạn bấm vào_đây, từ từ xem.
 
Xem nếu không thích .. thì cho tui biết ... lần tới tui sẽ không gởi tới cho bạn
hình ảnh cái công viên, thác Igauzu Falls!  Nghe nói nó là Kỳ quan thứ 7!
Cũng nghe nói, sau khi thấy Igauzu Falls, Đệ Nhất Phu Nhân
Eleanor Roosevelt thốt  lên:
"Poor Niagara!" ...

Tạm phỏng dịch sang tiếng Việt:
 "Tội nghiệp thác Niagara!"

Stay tuned!
Hoè Trịnh

https://plus.google.com/photos/115536195867714766027/albums/5985647763854330321?banner=pwa

No comments:

Post a Comment